Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Làm trần thạch cao chống nóng cho mái tôn cần chú ý gì?

Những gia đình nào đang sử dụng mái tôn nếu không thi công trần thạch cao để chống nóng thì có lẽ sẽ không chịu đựng được sức nóng của mùa hè. Tuy nhiên khi làm trần thạch cao cho mái tôn cũng cần phải lưu ý những điều sau.

Một đặc điểm khi lắp trần thạch cao cho mái tôn đó chính là khung xương của trần thạch cao được treo lên khung sắt kéo – xà mái tôn, mà mái tôn lại rất dễ bị rung động khi mưa to, gió lớn nên trần thạch cao cũng vì thế mà dễ bị nứt ở các mối nối nên bị mất thẩm mĩ.



Do vậy, khi thi công trần thạch cao giá rẻ các bạn cần phải làm trần thạch cao nổi thả tấm, hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào cùng với khung của mái tôn.

Với cách thứ 2 thì làm những thanh xà gồ để nối từ bức tường này sang những bức tường khác đối diện và treo khung xương trần thạch cao vào những thanh xà gồ và bắt đầu gia cố. Yêu cầu của xa gồ phải to và khỏe nếu như khoảng cách giữa 2 bức tường đối diện lớn. Nhược điểm của cách này là nó khá tốn kém về chi phí.

Còn nếu bạn không thích làm theo cách này thì có thể bả matit những mối nối tấm trần thạch cao dán lưới chống nứt và trét bột chuyên dụng để có thể giảm được 1 chút khả năng nứt mối nối của tấm trần thạch cao.



Một đặc điểm của mái tôn nữa là nó nóng và ổn. Tuy rằng trần thạch cao có thể vừa chống được nóng và ồn nhưng chúng ta cũng nên sử dụng những biện pháp để có thể tăng cường được 2 tính năng này.

Lưu ý đầu tiên là khi bạn thi công trần thạch cao hoặc thi công panel thì không được để những tầm trần thạch cao quá sát với mái tôn, hãy để khoảng cách giữa mái tôn và trần thạch cao này càng lớn càng tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chống nóng và chống ồn bằng những tấm xốp.

Ngoài ra, những nhà lắp mái tôn cũng bị hiện tượng là khá nhiều chuột. Do đó, bạn nên kiểm tra mái tôn trước khi thi công trần thạch cao để đảm bảo rằng chuột không thể vào được bất cứ chỗ nào.


Bên cạnh đảm bảo các yếu tố trên, làm trần thạch cao cho mái tôn còn phải đảm bảo được tính thẩm mĩ. Do vậy, bạn có thể làm trần thạch cao dốc theo hình mái tôn xây dựng nhà ở.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Bí kíp thiết kế trần thạch cao “có 1 không 2”

Trang trí nhà bằng trần thạch cao thì dễ, nhưng để trang trí được đẹp thì không phải là chuyện đơn giản. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào những công ty thi công trần thạch cao mà các bạn lựa chọn để thi công trần thạch cao cho ngôi nhà của mình. Vậy bí kíp nào để thiết kế trần thạch cao sao cho đẹp?

Thực ra, khi thiết kế trần thạch cao, cái chúng ta cần không chỉ là đẹp mà nó còn phù hợp, còn tạo được không gian thích hợp cho từng căn phòng khác nhau. 

Phòng khách:

Phòng khách là một trong những nơi giao tiếp và thư giãn của gia đình, là nơi mọi thành viên trong gia đình quây quần và xum họp với nhau sau một ngày dài làm việc mệt nhọc. Do vậy, khi thiết kế trần thạch cao cho phòng khách bạn cần thiết kế làm sao cho phòng khách được trở nên sống động và nổi bật hơn.



Nếu thiết kế những phòng khách thông trần thì nên thiết kế độ cao của trần từ 3.5m trở lên. Tốt nhất là nên sử dụng các loại thiết kế trần vòm và nên phối hợp với những chiếc đèn chùm để trang trí. Không chỉ vậy, bạn cũng nên chú trọng đến những biện pháp gia cố trần để có thể đạt được tính bền vững và đảm bảo được độ an toàn. 

Có thể bạn quan tâm đến đơn vị thi công panel giá rẻ tại Hà Nội

Ngoài ra, với những phòng khách sở hữu độ cao từ 3 cho tới 3.5m thì nên dùng những thiết kế kiểu trần giật cấp để có thể tăng độ cao cho hệ trần. Khi thiết kế loại trần này bạn có thể kết hợp thêm sử dụng những loại đèn led downlight hoặc đèn hắt trần để có thể làm tăng ánh sáng cho căn phòng của bạn.


Phòng tắm và phòng bếp: 

Phòng tắm và phòng bếp là một trong những nơi hay bị ẩm ướt nhất chính vì vậy, khi thi công trần thạch cao cần làm các loại trần phẳng hoặc bổ sung thêm mảng giật cấp để có thể tăng tính thẩm mỹ.



Khu vực phòng ngủ:

Phòng ngủ là một không gian cần sự yên tĩnh và riêng tư. Bởi vậy khi thiết kế trần thạch cao bạn cần phải tạo được không gian nhẹ nhàng và uyển chuyển sao cho phù hợp với tính cách và sở thích của từng người trong gia đình.